Khổ qua rừng từ lâu đã là một loại nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Khổ qua được dùng để làm các món ăn từ mặn tới ngọt, từ các món canh đến món mứt và còn có thể làm các món chay. Bởi vì trong khổ qua có chứa nhiều hoạt chất có lợi như: chất xơ, vitamin C, kẽm, Vitamin B1, Beta-carotene, Phosphor, Adenine… chính vì thế mà người ta sử dụng khổ qua với nhiều mục đích khác nhau để hỗ trợ sức khỏe. Một trong số những cách sử dụng khổ qua phổ biến nhất chính là nấu trà và sử dụng hằng ngày. Việc pha trà vừa không tốn nhiều thời gian, lại dễ dàng và thuận tiện cho việc sử dụng. Trà khổ qua được nấu khá đơn giản nếu bạn đã có sẵn khổ qua rừng sấy khô, còn nếu chưa có sẵn nguyên liệu này, việc chế biến sẽ tốn nhiều công đoạn và thời gian hơn. Sau khi có khổ qua rừng sấy khô, bạn chỉ cần lấy một ít khổ qua rừng sấy khô cho vào nước ấm, đun sôi trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, sau đó gợn bỏ phần xác khổ qua, để nguội và sử dụng trong ngày.
> Điểm danh 5 tác dụng nổi bật của trà khổ qua rừng sấy khô
> Top 10 thục phẩm tốt lành cho người bị tiểu đường
Việc sử dụng trà khổ qua ngày nay đang được nhiều người quan tâm hơn cả, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để uống loại trà này. Trong số đó, có một vấn đề đáng quan tâm và cần được giải đáp, chính là: Bà bầu có dùng được trà khổ qua rừng hay không? Sau đây, chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề này.
Có thể nhận xét khái quát rằng, nếu chỉ sử dụng trà khổ qua một cách vừa phải cho bà bầu và sử dụng vào giai đoạn thai kì thứ 2 ( khi không còn mắc phải nguy cơ sẩy thai) thì sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức ( gọi là lạm dụng) thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
1. Sử dụng hợp lý khổ qua rừng khi thai kỳ từ 5 tháng trở đi:
Trong thời gian mang thai, nếu bà bầu sử dụng khổ qua rừng một cách vừa phải, có thể dẫn tới các tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:
- Hỗ trợ cho sự phát triển thần kinh của bào thai:
Bởi vì trong khổ qua rừng có chứa một lượng lớn folate, vì thế rất có lợi cho hệ thần kinh của bé. Đây được cho là chất có lợi cho thần kinh, giúp thần kinh phát triển và tránh khỏi các bệnh liên quan đến khuyết tật ống thần kinh.
- Ngăn chặn bệnh đái tháo đường thai kỳ:
Các hoạt chất charantin và polypeptide-P có lợi trong khổ qua đã được chỉ ra rất có lợi cho việc hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh đái tháo đường. Nhờ những chất này mà khổ qua được biết đến với công dụng trị đái tháo đường hiệu quả. Chính vì thế mà việc sử dụng trà khổ qua vào lúc mang thai sẽ giúp bà bầu tránh khỏi bệnh đái tháo đường thai kì.
- Hỗ trợ tiêu hóa:
Bởi vì trong lúc mang thai, bà bầu sẽ gặp phải các trường hợp như: tử cung mở rộng và hormone thay đổi chính vì thế sẽ gây nhiều trở ngại cho tiêu hóa. Việc sử dụng khổ qua rừng sẽ giúp bổ xung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp tránh khỏi tình trạng mắc các bệnh về tiêu hóa. Bên cạnh đó, trà khổ qua còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch:
Trong giai đoạn thai kì chính là lúc cơ thể phụ nữ có hệ miễn dịch kém nhất. Việc hệ miễn dịch kém sẽ làm cơ thể dễ dàng mắc phải nhiều bệnh hơn. Chính vì thế, khi sử dụng trà khổ qua rừng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
- Cung cấp chất dinh dưỡng:
Các hoạt chất trong khổ qua như: sắt, kẽm, niacin, axit pantothenic, kali, mangan, magiê và pyridoxine đều là những hoạt chất cần thiết giúp bào thai phát triển.
Phụ nữ có thai thường sẽ không dễ dàng trong việc kiểm soát cân nặng. Chính vì thế mà việc sử dụng trà khổ qua sẽ cung cấp lượng chất xơ cho cơ thể, làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.
=> Chính vì thế uống trà khổ qua thực sự sẽ đem lại tác dụng tốt cho mẹ và bé.
2. Không nên sử dụng quá nhiều, sử dụng hằng ngày có thể gây các biến chứng sau:
- Làm chậm quá trình cầm máu sau khi sinh
- Có thể gây ngộ độc bởi trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ rất mẫn cảm và dễ mắc bệnh.
- Gây ra các vấn đề về tiêu hóa có thể kể đến như: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, ợ nóng,…
- Có thể gây sẩy thai bởi cơ trơn co bóp mạnh, từ đó làm tăng sự co bóp của tử cung.
- Thiếu máu.
- Có thể nhiễm độc.
- Gây hạ đường huyết trong cơ thể.
- Làm cồn cào ruột gan.
Chính bởi những lợi ích và tác hại kể trên, mà ta cần có cái nhìn đúng đắn về việc sử dụng khổ qua cho phụ nữ có thai. Tóm lại, nếu phụ nữ có thai muốn sử dụng trà khổ qua rừng, hãy sử dụng ở mức vừa phải, không lạm dụng, chỉ nên ăn trong chừng mực cho phép. Tuy nhiên, bà bầu còn bị huyết áp thấp thì tuyệt đối không nên sử dụng khổ qua rừng bởi khả năng cao sẽ không đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe.
> Đặt mua Trà khổ qua rừng sấy khô gói 250g của shop thảo dược tại đây
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác