Từ xa xưa, cây hòe đã khá phổ biến và thông dụng ở phía Bắc Việt Nam. Cây hòe không chỉ là một loài cây cho bóng mát, mà hoa hòe còn được sử dụng rộng rãi như một loại dược liệu trong cuộc sống người dân. Theo Đông y, hoa hòe có nhiều dược tính, chính vì thế có thể giúp cải thiện sức khỏe người sử dụng, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Hoa hòe sau khi thu hoạch thường sẽ được phơi hoặc sấy khô đem đi bảo quản để dùng dần. Người ta thường thu hoạch hoa hoè làm dược liệu chiết xuất rutin hoặc để sấy khô pha trà khi nụ hoa còn chưa nở bởi lúc này trong hoa hoè có hàm lượng rutin cao nhất. Nếu hoa đã nở thì hàm lượng rutin sẽ giảm một cách rõ rệt, vì vậy hoa hòe thường được thu hoạch vào lúc cây có nụ to, chưa nở hoa khi đó hàm lượng rutin cao dẫn đến trọng lượng và chất lượng dược liệu tốt hơn.
> 7 lợi ích không ngờ khi sử dụng trà hoa hòe
> Cách trị bệnh trĩ từ trà hoa hòe - Tổng hợp các bài thuốc trong dân gian về cây hoa hòe
Hoa hòe khô thường được sử dụng để pha trà, sắc thuốc sử dụng hằng ngày để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh,… Hoa hoè là loại hoa có tính hàn, vị đắng , có nhiều công dụng để trị nhiều loại bệnh rất hiệu quả. Chính vì thế hoa hòe được sử dụng để pha trà, sắc thuốc đều rất tốt cho hệ tim mạch, huyết áp, điều trị bệnh trĩ, phòng ung thư,… bên cạnh đó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và có khả năng cầm máu.
Trà hoa hòe mang lại nhiều tác dụng cho việc tăng cường sức khỏe, chính vì thế ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của các hộ gia đình. Tuy nhiên, muốn pha được một ấm trà ngon, bạn không chỉ cần chú ý tới chất lượng hoa hòe khô, mà còn phải dựa vào sự khéo léo, cẩn thận của bàn tay người pha chế. Tuy là vậy, nhưng những cách pha trà hoa hòe khô cũng không phải quá khó đối với mọi người, bạn có thể học được để pha cho cả gia đình. Sau đây là bật mí 3 cách pha trà hoa hòe khô đơn giản dễ làm mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn:
Cách 1:
Sau khi có hoa hòe khô, bạn tiến hành rửa hoa thật sạch với nước để tránh các vi khuẩn hoặc nấm mốc, bụi bẩn có hại. Tiếp theo bạn nấu nước thật sôi và cho hoa hòe đã được rửa sạch vào. Cần thời gian khoảng 1 phút, bật lửa nhỏ để hoa hòe có thể ngấm vào nước sôi. Sau đó, bạn tắt bếp, đợi trà hoa hòe khô nguội là có thể thưởng thức được.
Cách 2:
Cách này khá tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian hơn cách ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng cách này để pha trà có thể đem lại hương vị và hiệu quả cao hơn đối với sức khỏe. Đầu tiên, bạn lấy một ít hoa hòe khô để vào ấm nước. Tốt nhất nên sử dụng ấm sứ hoặc ấm gốm chuyên dụng dùng để pha trà, nếu không có thì vẫn có thể sử dụng ấm thủy tinh. Tiếp theo, bạn dùng nước đã được đun nóng ở nhiệt độ dao động tầm 90- 95 độ để pha, tuy nhiên cần lưu ý lấy một ít nước sôi tráng qua cả hoa hòe khô lẫn ấm trà để làm sạch bụi bẩn, sau đó đổ lần nước này đi. Sau đó, bạn rót ngập nước vừa được đun sôi vào bình chứa hoa hòe vừa tráng . Trà hoa hòe thường được pha với tỉ lệ 200 ml nước tương ứng với 1 gr nụ hòe khô. Tỉ lệ này khá phổ biến với khẩu vị của số đông, chính vì thể có thể pha thử theo tỉ lệ này để đảm bảo mang lại hương vị trà thơm ngon, dễ uống, không bị quá đậm đặc hay quá loãng. Sau khi để trà ngấm khoảng tầm 5- 7 phút, khi nụ hoa hòe đã lắng xuống đáy bình, bạn có thể rót trà ra thưởng thức và cảm nhận hương vị. Ngoài ra, bạn có thể có thể cho hoa hòe khô vào ấm và đổ nước đã được đun sôi vào trong thời gian khoảng từ 1 – 2 phút. Lưu ý rằng khi nước trà pha lần thứ nhất được uống hết thì lượng trà tan ra chiết xuất khoảng 55%, có thể sử dụng tiếp để pha lần thứ hai khoảng 30%, và ở lần thứ ba, chiết suất trà còn khoảng 10% hương vị trà. Vì thế, mỗi lần dùng trà bạn có thể pha 3 – 4 lần nước sôi để tận dụng được hết hương vị và dưỡng chất bên trong trà.
Cách 3:
Cách này khá phổ biến với những người đang bị bệnh trĩ hoặc người thường xuyên bị táo bón và có ý muốn dùng trà hoa hòe để hỗ trợ điều trị nó. Người ta sử dụng hoa hòe khô đem sao đến khi hoa chuyển sang có màu vàng cháy thì ngừng lại. Sau đó đem hoa hòe khô đã được sao dùng để sắc lấy nước uống hằng ngày.
Trên đây là những cách sử dụng hoa hòe khô để pha trà khá đơn giản và dễ thực hiện theo. Người sử dụng có thể dựa vào đó mà pha được những ấm trà hoa hòe không chỉ ngon mà còn đem lại nhiều dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, bị thiếu máu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em không nên sử dụng, hoặc cần phải cẩn trọng khi sử dụng để không đem lại tác dụng xấu cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy có sự lựa chọn thông minh trong việc tìm mua hoa hòe khô , tránh tình trạng mua phải hoa hòe giả, kém chất lượng để đem lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác