Đại dịch luôn là một mối nguy hại đối với mọi người, khi nó qua đi vẫn còn để lại trong chúng ta sự khiếp sợ. Trong khi cuộc sống ngày càng không ngừng phát triển, thì các đại dịch cũng không ngừng tăng lên, hơn thế, các đại dịch về sau có khả năng còn nguy hiểm và lan rộng hơn các đại dịch lúc đầu. Nhưng cuối cùng, chúng đều được dập tắt bởi nền y học và sự phát triển của toàn cầu. Sau đây, hãy cùng điểm qua vài đại dịch thảm khốc nhất trong lịch sử và nỗi khiếp sợ kinh hoàng của người dân về nó.
> CORONA - COVID 19 chủng virus mới gieo rắc nỗi khiếp sợ toàn cầu
> Vì sao con người hiện nay trở nên yếu đuối trước thảm họa dịch bệnh
1. Đại dịch hạch Justinian:
Đây là đại dịch gây ra bởi loài vi khuẩn Yersinia pestis, trước đây còn được gọi là pasteurella pestis. Nó chính là nguồn gốc gây ra 3 trong số những đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Xuất phát từ những chú chuột mang mầm bệnh ở Ai Cập vào năm 541, sau đó, những chú chuột này theo các tàu chở hàng hoặc qua lại giữa các nước vượt qua Địa Trung Hải và tới Constantinople là một thủ đô thuộc Đế quốc Byzantine. Khi ở tại thủ đô này, dịch hạch đã làm cho 300.000 người tử vong trong năm đầu tiên. Sau đó, nó bắt đầu lan rộng ra toàn thể Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi và lan ra toàn thế giới. Lúc này, mọi người hầu như chưa biết làm thế nào để ngăn chặn dịch bệnh, các phương tiện và nghiên cứu y tế lúc đó còn rất thô sơ, nên người dân chỉ có thể tránh xa những người chết vì bệnh để tự cứu chính mình. Cho đến khi đại dịch hạch kết thúc, người ta thống kê rằng đã có một nửa dân số thế giới chết (khoảng 30 - 50 triệu người).
Ảnh tham khảo.
2. "Cái chết Đen":
Nếu bạn nghĩ rằng, dịch hạch qua đi đã không còn lo ngại, thì bạn đã lầm. Vào năm 1347, nghĩa là tầm 800 năm sau, dịch hạch lại một lần nữa trở lại đối với người dân Châu Âu. Lúc này, nó để lại hậu quả còn thảm khốc hơn lần trước nhiều. Nó khá dai dẳng và đem lại kết quả trong vòng 4 năm là 200 triệu người tử vong . Nhưng vào thời điểm này, cũng là cột mốc đánh dấu về việc sử dụng biện pháp cách li đối với những người nhiễm bệnh. Luật cách ly trong vòng 30 ngày với tên gọi là "tretino" đã được triển khai đối với các thủy thủ, sau đó, các nhà chức trách tại đây đã nâng số ngày cách ly lên thành 40 và gọi đó là "quarantino". Và cũng từ lúc này trở về sau, phương Tây chính thức áp dụng biện pháp cách ly để chống lại dịch bệnh.
Ảnh tham khảo.
3. Đại dịch hạch London:
Dịch hạch không dừng lại ở đó, mà nó liên tục tấn côn London. Trong suốt những năm 1348 – 1665, dịch hạch đã tái đi tái lại ở đây với tần suất khoảng 40 lần, với khoảng cứ 20 năm 1 lần trong vòng hơn 300 năm đó. Dịch hạch chưa bao giờ làm người dân ngừng lo sợ bởi mỗi lần nó xuất hiện sẽ đem lại một số lượng người chết khá khủng khiếp, tương đương mỗi lần quay lại sẽ khiến tầm 20% dân số bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở đây phải tử vong. Trong thời gian dịch bệnh tái phát, khoảng đầu năm 1500, Anh đã tiến hành luật cách ly đối với những người bị bệnh. Vào năm 1665, cũng chính là giai đoạn cuối của thời kì dịch bệnh, nhưng lại là thời kì khủng hoảng và kéo dài nhất. Dịch bệnh lúc này đã khiến 100.000 người dân tử vong dù chỉ trong thời gian tầm 7 tháng. Cách chống lại dịch bệnh lúc bấy giờ tuy dù được cho là khá tàn nhẫn khi chính phủ thực hiện cách ly hoàn toàn người bệnh ở nhà và chôn xác những người chết xuống cùng nhau trong những ngôi mộ tập thể. Tuy nhiên, đây là cách duy nhất để chống lại dịch hạch và làm chấm dứt nó vào thời bấy giờ.
Ảnh tham khảo.
4. Bệnh đậu mùa:
Đây là dịch hoành hành ở khắp châu Âu, châu Á và một vài nước khác trong nhiều thập kỉ. Bệnh đậu mùa có thể dẫn đến tử vong với tỉ lệ cao ( 10 người mắc thì tương đương sẽ có 3 người phải chết) và đối với những người sống sót, loại bệnh này để lại cho họ nhiều vết sẹo trên khắp cơ thể.Bệnh đậu mùa kiến hàng chục triệu người tại Mexico và Mỹ thiệt mạng. Người ta đã đề ra nhận xét răng đây là một đại dịch khủng khiếp bởi chỉ trong vòng 1 thập kỉ, mà số người chết ở châu Mĩ đã lên tới 90- 95% dân bản xứ. Bên cạnh đó, Mexico cũng chịu không ít thiệt hại về dân số khi có sự giảm sút nghiêm trọng từ 11 triệu dân chỉ còn 1 triệu dân. Cho đến khi một vị bác sĩ người Anh tìm ra vacxin điều trị nó vào cuối thế kỉ 18 thì mới mở ra niềm hy vọng về việc chống lại nó. Cũng chính nhờ việc tìm ra loại vacxin này, mà vào 2 thập kỉ sau, thế giới tuyên bố đã xóa sổ được bệnh đậu mùa.
Ảnh tham khảo.
Như bạn thấy, mỗi đại dịch qua đi đều để lại không ít thiệt hại cho sự phát triển và dân số thế giới. Dịch bệnh là điều không ai mong muốn, tuy nhiên, nếu đại dịch xảy ra, bạn hãy nâng cao ý thức bản thân để tự phòng chống nó, vừa bảo vệ bản thân, vừa có thể góp sức cho cộng đồng.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác