Mốc là một loại nấm có dạng sợi nhỏ gọi là sợi nấm. Chúng tưởng chừng như vô hại nhưng lại có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cơ thể người. Mốc có rất nhiều loại và rất đa dạng về chủng nhưng theo những nghiên cứu gần đây người ta đã chỉ ra được có tới hơn 40% loài nấm mốc có khả năng sinh ra các độc tố gây hại đến cơ thể người.
Mốc có ở xung quanh chúng ta, thường sản sinh ra các độc tố nấm đã được chứng minh là có liên quan đến gan và dạ dày. Nếu lỡ ăn phải một chút mốc thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu hệ tiêu hoá của chúng ta hoạt động một cách bình thường. Trong một số những trường hợp khác, sau khi ăn đồ ăn bị tiêu chảy, khó tiêu, nặng hơn có thể dẫn đến bệnh ung thư gan. Chính vì vậy chúng ta cần cảnh giác với thực phẩm mốc - Tác nhân gây ung thư hàng đầu.
Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nấm có thể phát triển ở trên bất kì loại thực phẩm nào nếu không được bảo quản tốt. Vì vậy khi ăn uống chúng ta cần phải chú ý cẩn thận để tránh việc ăn phải những loại thực phẩm đã bị mốc.
> Đồ ăn nhanh - 6 Tác hại tiềm ẩn nếu chúng ta vẫn vô tư ăn mỗi ngày
> Mách bạn các sơ chế hoa quả giúp loại bỏ thuốc trừ sâu an toàn
Các loại bánh, mứt và lương thực là những loại dễ bị nấm mốc phát triển nhất. Những loại bánh ngọt và mứt dù đã được triệt khuẩn nhưng do quá trình bảo quản kém hoặc để lâu ngày không sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện các loại sinh vinh vật có hại và nấm mốc. Khi xuất hiện nấm mốc ta có thể dễ dàng thấy được trên bề mặt bánh có màu và mùi khác đi. Không chỉ có trong lương thực, thực phẩm mốc còn có trong những chiếc đũa chúng ta sử dụng hằng ngày. Vì đũa thường được làm bằng tre hoặc gỗ lại thường xuyên ở trong môi trường ẩm ướt nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Nếu lỡ ăn phải với số lượng nhỏ có thể cảm thấy hơi khó chịu nhưng đó là mùi vị khó chịu của nấm mốc chứ không phải do độc tố vì nấm thường sẽ không chịu được axit trong dạ dày của chúng ta. Có những trường hợp khác ăn nấm vào sẽ dẫn đến bị bệnh. Sau khi xâm nhập vào trong cơ thể chúng ta, nấm mốc phát triển và sản sinh ra một độc tố vi nấm rất nguy hiểm gọi là Aflatoxin. Độc tố Aflatoxin có thể gây nên các bệnh như viêm da sừng bàn tay, bàn chân, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan B thậm chí nếu tích tụ lâu ngày có thể dẫn tới bệnh ung thư gan.
Không chỉ có vô tình ăn nhầm, có những người vẫn tiếp tục sử dụng những sản phẩm bị nấm mốc chỉ vì tiếc nhưng mà không hề biết như vậy sẽ dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng. Vì điều kiện khí hậu Việt Nam là một nước nóng ẩm rất thích hợp với nấm mốc, cùng với đó là thói quen dự trữ các loại lương thực của người dân Việt Nam nên đã tạo điều kiện vô cùng tốt cho nấm mốc phát triển. Nhiều người nghĩ chỉ cần đem gạo mốc đi phơi hoặc vo thật sạch là có thể diệt được hoàn toàn nấm mốc tuy nhiên đó lại những ý nghĩ rất chủ quan vì làm như vậy chỉ có thể làm sạch được phần mốc có trên bề mặt của thực phẩm nhưng các chất và rễ của nấm mốc đã đâm vào sâu bên trong gạo.
Vì những lý do rất nguy hiểm trên nên chúng ta không nên sử dụng những loại lương thực bị mốc. Đối với những loại lương thực đã bị nấm mốc chúng ta nên bỏ đi, không nên tiếp tục sử dụng vì trong thực phẩm bị mốc đã có các chất và rễ mốc. Đối với những loại thực phẩm cứng, khó có thể làm cho rễ mốc xâm nhập vào sâu bên trong thì chúng ta có thể cắt bỏ đi phần bị mốc và tiếp tục sử dụng. Vết cắt bỏ tối thiểu từ 2,5cm từ phần bị mốc. Chúng ta cần phải trang bị những kiến thức để có thể phân biệt những loại thực phẩm bị mốc để tránh sử dụng. Việc quan trọng nhất trong việc hạn chế ăn phải thực phẩm bị mốc là việc bảo quản thực phẩm. Nên sử dụng các loại hũ thuỷ tinh, bao nilon, túi chân không,… để bảo quản các loại thực phẩm khô và nên bảo quản ở những nơi khô ráo thoáng mát để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của nấm mốc. Không nên sử dụng thớt gỗ và bát đũa gỗ quá lâu vì chúng thường được dùng trong môi trường ẩm ướt nên rất dễ bị mốc. Bát, đũa và thớt gỗ nên được thay 6 tháng 1 lần để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Sau khi sử dụng các loại bát đũa và thớt gỗ nên rửa ngay, không nên để qua ngày và khi rửa cần phải rửa cẩn thận nhẹ nhàng để hạn chế việc làm mất đi lớp bảo vệ trên các loại đồ dùng. Nên ăn chín uống sôi, không nên rửa, sử dụng lại các loại thực phẩm đã bị mốc. Các cơ quan tổ chức sản xuất bánh kẹo không nên dùng các loại nguyên liệu đã bị mốc để sản xuất cho người tiêu dùng.
Khi phát hiện có dấu hiệu bị ngộ độc do ăn phải mốc cần phải tạm ngưng sử dụng các thức ăn đó, nôn hết các thứ đã ăn, đến các cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra và có các biện pháp để xử lí cấp cứu.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác