Shop Thảo Dược - Quà Tặng Từ Thiên Nhiên - Hotline: 0901 94 9898
Hotline: 0901 94 9898
Trang chủ » Tin tức » Bảo Vệ Sức Khỏe » Có những loại cam thảo nào – Cách phân biệt cam thảo Nam và cam thảo Bắc

Có những loại cam thảo nào – Cách phân biệt cam thảo Nam và cam thảo Bắc

Cam thảo từ xa xưa đã là một loại dược liệu không còn xa lạ đối với chúng ta. Nó được tìm thấy từ rất lâu trước đây và được sử dụng với mục đích cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nó đã du nhập vào Việt Nam từ lâu, được trồng ở các tỉnh Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hải Hưng và Hà Nội. Tùy vào cách gọi của mỗi nơi mà nó sẽ có những tên gọi khác nhau, có thể kể đến như: sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão,... Và được khoa học gọi bằng tên Glycyrrhiza uralensis Fisch. Người ta thường thu hoạch phần rễ và thân của cam thảo vào khoảng tháng 2 đến tháng 8 hằng năm để làm dược liệu. Sở dĩ thu hoạch vào thời điểm này là bởi đây là lúc rễ và thân cam thảo chứa nhiều hoạt chất có lợi nhất. Cam thảo khô được tạo nên qua các bước: thu hoạch cây tươi, sơ chế loại bỏ bụi bẩn, cắt thành từng đoạn nhỏ, phơi khô, vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

> Cà gai leo là loại thảo dược gì mà nhiều người bệnh gan tin dùng đến vậy
> Hướng dẩn cách sao vàng hạ thổ chuẩn nhất

Bởi vì có chứa rất nhiều các hoạt chất hóa học có lợi như: Glycyrrhizin, Isoliquiritigenin, Neo-liquiritin, Licurazid, Liquiritin, Isoliquiritin, Liquiritigenin,... chính vì thế mà cam thảo có thể sử dụng để đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: điều trị các triệu chứng mãn kinh, viêm loét, ho, lợi máu, bồi bổ cơ thể, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chữa loét tiêu hóa, giải độc uốn ván, làm mát cơ thể,.... Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta có những loại cam thảo nào?. Cam thảo được chia làm 2 loại là cam thảo nam và cam thảo bắc, cách phân biệt cam thảo Nam và cam thảo Bắc?. Mỗi loại đều có những đặc điểm nhận biết riêng và đem đến tác dụng chữa bệnh khác nhau. Chính vì thế mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới các bạn cách phân biệt 2 loại cam thảo nam và bắc để có thể phân biệt rõ ràng hơn, tránh việc nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

1. Cam thảo nam:
Cam thảo nam cũng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tùy vào mỗi vùng, đó chính là : Cam thảo nam, dã cam thảo, cam thảo đất, trôm lay,… và có tên khoa học là : Scoparia dulcis. Cây thường có chiều cao nếu chỉ tính phần trên bề mặt đất là 0,4 – 0,7 m. Thân cây nếu già sẽ hóa gỗ ở gốc, dáng cây mọc thẳng đứng và có nhiều khía dọc. Lá cây mọc đối vòng 3 với nhau, ở từng kẽ lá sẽ là nơi hoa nhú ra. Hoa nhỏ, có màu trắng và mọc tách rời nhau. Quả cây cam thảo nam khá nhỏ, ở phía bên trong của đài tồn tại, có màu nâu đen. Phần rễ cây chia làm rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có màu nâu đen, nhỏ, xung quanh là nhiều rễ phụ. Xung quanh cây tỏa ra mùi thơm nhẹ, cây có vị đắng nhưng về sau sẽ thành ngọt. Loài cam thảo nam này có thể thu hoạch ở tất cả mùa trong năm, dùng tươi hoặc phơi khô rồi sử dụng đều được. Cam thảo nam có chứa những chất đắng đặc trưng và hoạt chất Alcaloid. Các chất khác có thể kể tới như scopariol, manitol, dulciol, glucose,...  Thông thường, người ta sẽ sử dụng cam thảo nam với các mục đích như: thanh nhiệt giải độc, mát gan, nhuận phế, giảm ho, viêm họng, trị rôm sảy ở trẻ em,....

2. Cam thảo bắc:
Được gọi với những cái tên như: quốc lão,,... và có tên khoa học là Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher. Khác với cam thảo nam, cam thảo bắc là một loài cây nhỏ, tập trung phát triển chủ yếu vào phần rễ ngầm. Phần thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang tới khoảng 2m. Phần thân trên mặt đất khá yếu, có lá dạng kép, hoa hình bướm và có màu tím nhạt. Cam thảo này có vị ngọt, tính bình rất dễ sử dụng. Loại cam thảo bắc này sau khi trồng được 3-4 năm mới bắt đầu thu hoạch được, thời gian thu hoạch là vào khoảng cuối thu hoặc vào mùa xuân. Một điều đặc biệt là chúng ta cần thu hoạch sớm hơn 2 -3 tháng trước khi cây trở về trạng thái hồi xuân. Cam thảo bắc chứa những hoạt chất hóa học như: Glycyrrhizin ( một dạng của saponin), các dẫn chất của triterpenoid: (acid liquiritic, isoglabrolid, 24-alpha-hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic,... ) flavonoid (liquiritin  và isoliquiritin), hoạt chất estrogen steroid, dẫn chất coumarin, glucose, tinh bột và saccharose,... Người ta thường sử dụng cam thảo bắc với những công dụng như: chống loét dạ dày, long đờm, chống co thắt, giảm huyết áp, giảm xưng, đau, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây chính là những kiến thức cần thiết giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về cam thảo và 2 loại được chia ra của nó. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức cần thiết trong việc chọn lựa cam thảo để nâng cao sức khỏe. Mỗi loại đều có những tác dụng khác nhau nên hãy chú ý khi sử dụng để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình.

Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác

THẢO DƯỢC SẠCH TỪ THIÊN NHIÊN - NÓI KHÔNG VỚI CHẤT BẢO QUẢN