Củ bách bộ là một loại dược liệu phổ biến trong những bài thuốc Nam bởi chúng có khá nhiều công dụng đối với sức khỏe. Cây bách bộ tùy vào mỗi vùng miền mà sẽ được gọi bằng nhiều tên khác nhau, chẳng hạn: dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác, sam síp lạc ( dân tộc Tày) , mùi sấy dòi ( dân tộc Dao), bẳn sam síp ( dân tộc Thái), pê chầu chàng ( dân tộc H’mông).
1. Củ bách bộ là củ gì?
Cây bách bộ được biết bởi tên khoa học là Stemona tuberosa Lour. Loài cây này mọc hoang ở rất nhiều nơi, đặc biệt là mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Hiện nay, có thể kể đến những nơi cây mọc nhiều như các tỉnh : Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Phó Thọ, Lai Châu…. Cây là dạng dây leo thân nhỏ nhẵn, quấn, có thể dài 10cm, lá mọc đối nhau và có khi thuông dài, vào mùa hè, khi cây ra hoa, cụm hoa mọc ở kẽ lá có màu vàng hoặc đỏ. Rễ chùm gần đến 30 củ (nên mới xuất hiện tên gọi là Dây Ba Mươi), và đôi khi nhiều hơn nữa.
> Thực hư công dụng chữa ung thư giai đoạn cuối của cây Xạ Đen
> 6 tác dụng nổi bật của cây An Xoa đối với sức khỏe
2. Công dụng củ bách bộ
Đối với Đông Y, bộ phận được sử dụng giống như dược liệu chính là củ bách bộ. Rễ cây hay còn được gọi là củ bách bộ thường cong queo, chiều dài từ 5-25cm đường kính từ 0,5-1,5cm. Mặt ngoài có màu vàng nâu, nhiều nếp nhăn. Đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần. Mùa thu hoạch củ thường là vào mùa đông, thời điểm này củ đã già đi và có nhiều dược tính bên trong nhất.
Để sử dụng củ bách bộ, ta cần bào chế sơ qua chúng. Có thể sử dụng với 2 cách chính là dùng sống và dùng chín. Đối với dùng sống: Ta hãy đem củ sau khi thu hoạch đi rửa sạch, sau đó đem ủ mềm để lấy bỏ phần lõi, tiếp đến sẽ thái mỏng và đem phơi khô sử dụng dần. Còn đối với dùng chín: củ bách bộ được tẩm mật qua một đêm sau đó đem sao vàng.
Bởi vì trong củ bách bộ có dược tính cao, gồm rất nhiều hoạt chất có lợi như : Gluxit, protit, lipit, ancaloit, rất nhiều a xít hữu cơ v.v… bên cạnh đó trong củ bách bộ còn có chứa nhiều alcaloid, bao gồm các thành phần chính như isotuberostemonin, stemonin, stemin, tuberostemonin, oxytuberostemonin, hypotuberostemonin, protid 9,0%, lipid 0,83%, glucid 2,3% và các acid hữu cơ như citric, malic, formic và suecunic,… chính vì thế mà có thể sử dụng củ bách bộ để chữa được nhiều loại bệnh.
3. Những bài thuốc hay về củ bách bộ (sưu tầm)
- Sử dụng để chữa ho:
Người bị bệnh ho lâu ngày không khỏi, có thể sử dụng bách bộ như một loại dược liệu điều trị bởi từ xa xưa, củ bách bộ đã nổi tiếng với công dụng điều trị ho lâu ngày cực hay. Hoạt chất stemonin trong củ bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô hấp động vật, vì thế sẽ giúp ức chế phản xạ ho. Ngoài ra, trong các nghiên cứu khoa học, bách bộ còn được thử nghiệm trong chữa bệnh lao hạch và thu được kết quả tốt. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác đã theo dõi hơn 100 bệnh nhân sau khi sử dụng nước sắc Bách bộ, cho thấy kết quả có 85% có hiệu quả giảm ho. Bài thuốc trị ho của cây bách bộ có thể kể đến như : Sử dụng dây bách bộ, bao gồm cả rễ và dây với lượng khoảng 80 gram đem rửa sạch và giã lấy nước. Sauk hi giã xong hãy lọc lấy nước cốt đem trộn với một lượng vừa mật ong. Cuối cùng đem nấu thành cao để sử dụng. Hãy dùng để ngậm rồi nuốt từ từ.
- Sử dụng để sát trùng và trị giun:
Hoạt chất stemonin có trong củ bách bộ có thể làm cho giun bị tê liệt. Chính vì thế, có thể sử dụng củ bách bộ theo cách sau để trị giun: lấy 30 gram bách bộ đem sắc với nước trên lửa nhỏ đến khi cô cạn còn 10 – 20 ml thì tắt bếp. Sử dụng liên tục 2 đến 3 buổi tối kết hợp với thụt lưu đại tràng để có thể đem lại kết quả tốt.
- Sử dụng để kháng khuẩn:
Bách bộ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn là một điều đúng và hoàn toàn có cơ sở khoa học bởi đã có những thí nghiệm chứng minh.
- Sử dụng để chữa côn trùng vô tai:
Khi bị côn trùng chui vào tai mà không cách nào lấy ra được, bạn hãy sử dụng củ bách bộ đem rửa sạch với nước muối, để ráo. Sau khi ráo nước, hãy cho củ bách bộ vào chảo sao vàng và sau đó đem nghiền nát. Trộn củ bách bộ đã được nghiền nát với dầu mè và bôi trong lỗ tai. Sau một thời gian, đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả.
- Sử dụng để điều trị mề đay:
Những hoạt tính trong củ bách bộ cũng có tác dụng rất tốt cho việc điều trị các bệnh ngoài da chẳng hạn như mề đay. Bạn hãy thử sử dụng củ bách bộ tươi đem đi rửa sạch và thái mỏng, sau đó xát vào chỗ ngứa.
Mặc dùng các phương pháp sử dụng củ bách bộ khá đơn giản, dễ thực hiện, và lại đem đến kết quả tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng nó quá liều bởi có khi sẽ gây ra tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Bên cạnh đó người bị tiêu chảy, người tì vị hư yếu, người mang thai và đang cho con bú cũng không nên sử dụng loại củ này.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác