Shop Thảo Dược - Quà Tặng Từ Thiên Nhiên - Hotline: 0901 94 9898
Hotline: 0901 94 9898
Trang chủ » Tin tức » Đời Sống - Cộng Đồng » Giải cứu nông sản cho người nông dân - bài toán muôn thuở

Giải cứu nông sản cho người nông dân - bài toán muôn thuở

 Từ vài năm trước đây, thị trường ngành nông sản Việt Nam bắt đầu rộ lên từ ngữ “ Giải cứu nông sản” . Vậy “Giải cứu nông sản cho người nông dân” là gì ? “ Giải cứu nông sản” được hiểu là một quá trình người tiêu dùng thu mua giúp nông dân những nông sản tồn đọng không thể xuất khẩu bởi tình trạng được mùa dẫn tới dư thừa quá nhiều với giá khá rẻ. Đây là một cụm từ nghe có vẻ thật nhân văn, thấm đượm tình người, tuy nhiên đằng sau nó là cả một quá trình khốn khổ, khắc nghiệt đối với người nông dân.  Chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm này lên google, trong 1 giây sẽ có hàng ngàn kết quả hiện ra.  Từ cấp cao đến cộng đồng, ai ai cũng đều phát động phong trào giải “ cứu này”. Từ một tình trạng lúc đầu gây ra bao thương cảm xót xa cho người nghe, qua bao năm tháng, việc này đã diễn ra như một lẽ thường tình, như một việc hằng ngày.

> Tư duy hiện đại, máu lửa và hết mình - Đây là cách người trẻ làm nông nghiệp
> Các mô hình nông nghiệp hiện đại đang được phát triển trên thế giới

1. Nguyên nhân

Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, những mặt hàng nông sản rơi vào tình cảnh phải giải cứu đa phần đều là những mặt hàng được sản xuất tràn lan, cung vượt cầu và chưa tính tới yếu tố thị trường trong sản xuất. Không thể không nói tới, Trung Quốc tất nhiên là nhân vật phản diện chính của các cuộc giải cứu nông sản. Đây là thị trường lớn nhất của nông sản Việt, và các thương lái của họ cũng rất chủ động trong việc đến tận địa điểm để mua. Năm 2017, trong 3,5 tỉ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau - củ - quả thì Trung Quốc đã chiếm đến 76% giá trị. Theo như tình hình hiện nay, thị trường Trung Quốc chính là đích đến của phần lớn các loại nông sản của Việt Nam. Nhưng người Việt Nam lại buôn bán với Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, hàng hóa chỉ cần được giao dịch qua biên giới mà không cần hợp đồng hay điều lệ cụ thể như đường chính ngạch, chính vì thế khả năng rủi ro là rất cao. Trong khi đó, các thương lái Trung Quốc lại làm ăn bất chính bằng cách tạo ra cơn sốt ảo, thổi giá lên trời sau đó thu lợi. Nhưng bên cạnh đó, không thể chỉ đổ lỗi cho Trung Quốc, người nông dân và các nhà sản xuất của Việt Nam cần phải hình thành thói quen “ giữ chữ tín” . Đây chính là một trong những điểm mấu chốt cần phải được làm gắt đối với các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nông sản ở Việt Nam.  Họ đã làm theo cách quá coi trọng mức lợi nhuận, sẵn sang phá vỡ cam kết hợp đồng đối với nhà phân phối chỉ để buôn bán cho bên trả giá cao hơn. Sau đó khi bị thiệt hại thì lại quay sang cầu cứu, đòi “ giải cứu” . Một điều đáng buồn ở nền nông nghiệp Việt Nam chính là lúc bình thường thì phải mua những hàng nông sản tốt với giá trên trời, có khi còn không thể tìm được để mua. Cho tới tận khi nông sản cần được giải cứu, nhiều nông dân vẫn còn so sánh giá với giá xuất khẩu mà quên mất tình trạng hiện tại của bản thân. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, vào lúc nông sản vào vụ. Tuy nhiên nông dân lại hoang mang và bơ vơ giữa thị trường, rồi lại tiếp tục sản xuất theo lối cũ, chính vì thế, tình trạng này khó có thể cải thiện được.

2. Cách khắc phục:

Điều này có lẽ sẽ được hạn chế bởi những thay đổi tích cực hơn từ nông dân, các doanh nghiệp cũng như các cấp lãnh đạo.  Đầu tiên, phải xuất phát từ những thay đổi nhỏ của nông dân. Những người nông dân, những gian hàng nhỏ vẫn nên tự mình giải quyết vấn đề. Họ nên bán ở các chợ phiên, các khu dân cư,… để có thể tự mình giới thiệu được sản phẩm của mình, tự mình tạo ra mối liên kết giữa người bán và mua. Tiếp theo chính là tạo mối liên kết chặt chẽ giữ người sản xuất và các doanh nghiệp tiêu thụ. Doanh nghiệp nên dựa vào thị trường để tiếp nhận những yêu cầu của người tiêu dùng, sau đó hướng dẫn người nông dân làm theo tiêu chuẩn đó, phù hợp với những gì thị trường yêu cầu. Bên cạnh đó, cũng phải nâng tầm giá trị của việc giữ lời hứa giữa hai bên, để có thể tạo nên mối liên kết hợp tác tốt nhất. Không chỉ vậy, các cấp cần tổ chức lại hệ thống thương mại nông sản, phát triển các kênh bán hàng dựa vào công nghệ, phân bố hợp lý số lượng cho xuất khẩu và nội địa và nâng cao hệ thống tuyên truyền, thông tin thị trường. Chính những thay đổi từ lớn tới nhỏ của người dân cho tới các cấp chính quyền sẽ dần dần thay đổi nền nông nghiệp Việt Nam. Biết đâu một ngày nào đó trong tương lai, nông sản Việt sẽ không cần phải chung tay “ giải cứu” nữa.

Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác

THẢO DƯỢC SẠCH TỪ THIÊN NHIÊN - NÓI KHÔNG VỚI CHẤT BẢO QUẢN