Shop Thảo Dược - Quà Tặng Từ Thiên Nhiên - Hotline: 0901 94 9898
Hotline: 0901 94 9898
Trang chủ » Tin tức » Đời Sống - Cộng Đồng » Hạn  mặn đồng bằng Sông Cửu Long - nguy cơ mất an ninh lương thực

Hạn  mặn đồng bằng Sông Cửu Long - nguy cơ mất an ninh lương thực

Những ngày gần đây, khi cả nước đang rối ren với tình hình dịch bệnh bởi virus Corona, thì ở tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, người dân lại càng rối hơn cả bởi họ vừa chống dịch, vừa lo sợ bởi tình trạng hạn mặn nghiêm trọng tại đây. Sầu càng thêm sầu khi tình trạng hạn mặn năm nay diễn ra khắc nghiệt và khốc liệt hơn nhiều so với những năm trước. Có thể được ghi nhận đạt mức kỉ lục trong 100 năm qua. Thiệt hại nặng nhất phải kể đến chính là 5 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An. Đây là một vấn đề khá nóng, tồn tại song song cùng với đại dịch COVID-19 bởi khi người dân đang nỗ lực tập trung vào thời khắc cao điểm đánh giặc thì tình trạng hạn mặn lại tấn công.

> Giải cứu nông sản cho người nông dân - Bài toán muôn thuở
> Sản xuất dược liệu - Thử thách mới của nền nông nghiệp nước nhà

Vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hạn mặn khốc liệt như hiện nay là gì? Từ tháng 10/2019 trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cũng đã từng nêu nhận định răng vào mùa khô năm nay hạn mặn sẽ xảy ra khốc liệt,  Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng đã nêu ra rằng bởi nguồn nước bị ít đi, cho nên nguy cơ hạn mặn và hạn hán có thể xảy ra trong năm nay. Và cũng có nhận định cho rằng, lý do là bởi : Từ đầu năm 2019, toàn bộ khu vực sông Mekong có lượng mưa rất thấp bởi chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, chính vì thế lượng nước không đủ để đổ về các sông, không đủ để dự trữ. Tiếp theo chính là bởi các đập làm thủy điện trên thượng nguồn các con sông. Mặc dù việc làm thủy điện không làm mất lượng nước, cũng sẽ không gây ra khô hạn, nhưng việc làm thủy điện sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chảy của dòng nước, làm chậm tiến độ đường đi của dòng nước. Và cuối cùng chính là bởi sự thay đổi tự nhiên và nhân tạo của Đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm vừa qua.

Bộ đã ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn mặn bởi tình trạng nước mặn lấn sâu vào hơn 100km đất liền Đồng bằng Sông Cửu Long. Và hơn hết, chỉ riêng tại Bến Tre, đã thống kê được có trên 5.200 ha diện tích lúa bị thiệt hại;  khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây giống, hoa kiểng đạt nguy cơ bị ảnh hưởng xấu. Tại Tiền Giang, nơi được mệnh danh là thủ phủ của cây ăn trái của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,thì hiện tại hàng chục ngàn ha cây trồng đã và đang thiếu nước trầm trọng. Tất cả huyện và thị xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng xâm nhập mặn đã tới cầu Mỹ Thuận. Không chỉ vậy, hơn 36.000 ha vườn cây ăn trái khu vực phía Nam quốc lộ 1A đang có nguy cơ chết bởi tình trạng nước nhiễm mặn, cho nên người dân chỉ có thể mua nước với chi phí đắt đỏ để mong cứu sống chúng. 2.270 ha lúa vùng dự án ngọt hóa Gò Công cũng đang ở trong tình trạng thiếu nước ngọt và đứng trước rủi ro thiệt hại. Bên cạnh đó tại tỉnh Long An, diện tích lúa khoảng khoảng 13.500 ha cũng có nguy cơ bị mất trắng.

Tình trạng hạn mặn gây ra nhiều thiệt hại cho việc nuôi trồng và sản xuất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, việc lo lắng điều đó dẫn đến nguy cơ “mất an ninh lương thực” là một điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện từng nhận định rằng: Chúng ta vẫn không nên quá lo lắng bởi dù tình trạng hạn mặn xảy ra thì chúng ta vẫn dư sức đảm bảo đủ lương thực để cung cấp cho quốc gia, chỉ là sẽ không đủ để gánh trọng trách lo cho “ an ninh lương thực thế giới”. Nếu như chúng ta vẫn chú trọng vào việc làm lúa tốt, lúa sạch, thì việc chỉ trồng 2 vụ chúng ta vẫn có thể làm được. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến cho rằng nền an ninh lương thực quốc gia sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Lượng lúa dư hằng năm của nước ta là rất lớn. Những nơi sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long đa phần ở thượng nguồn nên việc ảnh hưởng tới trồng lúa là không nhiều lắm và chúng ta năm nay vẫn đang trong thế chủ động chống lại hạn mặn. Tuy nhiên không thể tranh cãi chính là dù tình trạng hạn mặn không tạo nên nguy cơ mất an ninh lương thực nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chính bởi tình trạng ngày càng nghiêm trọng lại đang trong thời điểm cả nước chống giặc, nên chỉ có thể triển khai các giải pháp cấp bách như: Thủ tướng đồng ý chi cho 5 tỉnh trong tình huống khẩn cấp mỗi tỉnh 70 tỉ đồng để ứng phó với tình trạng hạn, mặn. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng tiến hành tổ chức kiểm tra thực tế tại các địa phương bị nhiễm mặn, sau đó nhờ sự chi viện của các tỉnh khác để dẫn nước ngọt về hệ thống. Tiến hành thổi rửa các giếng khoan đã có sẵn và nâng cấp hệ thống các trạm cấp nước tại từng xã nhằm để đảm bảo khả năng cung cấp nước ngọt cho dân. Tỉnh Long An đã tiến hành lắp đặt 16 cống ngăn mặn. Tiền Giang cho xây dựng 9 trạm bơm điện để gia tăng lượng nước, lắp kênh Nguyễn Tất Thành và 9 đập giữ nước ngọt. Bến Tre đẩy mạnh việc vận chuyển nước ngọt từ các tỉnh khác về, đẩy nhanh tiến độ các công trình thủy lợi trọng điểm tại địa bàn và nghiên cứu xây hồ chứa nước ngọt. Hy vọng những giải pháp cấp bách đó sẽ giúp tình trạng hạn mặn trở nên khả quan hơn.

Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác

THẢO DƯỢC SẠCH TỪ THIÊN NHIÊN - NÓI KHÔNG VỚI CHẤT BẢO QUẢN