Từ xa xưa, cỏ máu đã khá quen thuộc đối với những người dân tộc miền núi, nhưng có vẻ cũng còn khá xa lạ với những người dân vùng đồng bằng. Tùy vào mỗi địa phương khác nhau mà cỏ máu cũng được gọi bởi nhiều tên khác nhau, có thể nhắc đến nó bằng tên là cỏ béo, hoạt huyết đằng, đại huyết đằng, … Không chỉ vậy, nó còn có tên khoa học là: Milletia reticulata Benth. Tuy dù vậy nhưng vào những năm gần đây, khi cuộc sống ngày càng đi lên, mọi người chú trọng hơn vào vấn đề sức khỏe thì việc sử dụng những loại dược liệu từ tự nhiên cũng càng được quan tâm hơn. Trong số các loại dược liệu đó, cỏ máu cũng được quan tâm không kém bởi tác dụng điều trị được nhiều loại bệnh, hỗ trợ sức khỏe người sử dụng. Sau đây là một số hướng dẫn khi sử dụng cỏ máu và những lưu ý đặc biệt khi sử dụng loại thảo dược này.
> Top 5 tác dụng nổi bật của trà khổ qua rừng
> Bật mí 6 tác dụng của trà nụ vối
1. Sơ lược công dụng của cây cỏ máu với sức khỏe chúng ta
Đối với những người dân tộc vùng cao, cỏ máu đem lại nhiều tác dụng khác nhau, trong đó có thể kể đến như: hỗ trợ tăng cường quá trình tiêu hóa, mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể, bổ máu, giảm cân,… Trong các tác dụng mà cỏ máu đem lại, người dân tộc vùng cao cũng cho rằng cỏ máu đặc biệt tốt đối với phụ nữ sau khi sinh. Những người phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng cỏ máu như một loại thảo dược để bồi bổ sức khỏe, giúp máu huyết lưu thông tốt, hỗ trợ việc tạo sữa và tái tạo lại da, làm đẹp da. Giống như những loại thảo dược khác, cỏ máu được người bệnh sử dụng để điều trị bệnh. Người không có bệnh cũng có thể sử dụng cỏ máu để bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng, giảm bệnh tật. Chính bởi những tác dụng mà cỏ máu đem lại cho sức khỏe mà ngày nay, cỏ máu ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, những người lần đầu sử dụng cỏ máu sẽ bỡ ngỡ bởi không biết sử dụng cỏ máu như nào cho đúng. Chính vì thế mà bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng cỏ máu theo tỉ lệ phù hợp với hầu hết mọi người nhất.
2. Hướng dẫn chi tiết cách dùng cây cỏ máu khô
Đầu tiên, sau khi đã có cỏ máu khô, bạn hãy lấy tầm 7 đến 8 miếng đem đi sơ chế, rửa sạch qua một lần nước để có thể gội sạch những bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám trên lát cỏ máu. Sau đó, hãy đem cỏ máu đã được sơ chế qua bỏ vào bình đun nước. Đổ khoảng 1,5 đến 2 lít nước vào bình và đặt lên bếp đun. Đun sôi cỏ máu trong tầm 20 phút sau đó vặn nhỏ lửa để nước sắc tới lúc có màu đỏ như màu của cỏ máu tươi là đã có thể sử dụng được. Không chỉ vậy, nếu muốn, bạn có thể nấu nước cỏ máu đi kèm với cỏ sữa, cỏ ngọt để làm thuốc ngọt hơn, dễ uống hơn và đem lại nhiều tác dụng hơn. Nước cỏ máu có thể để ở ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần trong ngày. Lúc mới uống vào miệng, cỏ máu có thể tạo vị đắng, hơi chát, nhưng khi xuống tới vùng cổ họng sẽ cảm nhận được vị ngọt, thanh mát.
3. Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng cây cỏ máu mọi người nên biết
Việc sử dụng cỏ máu khá đơn giản và dễ sử dụng, tuy nhiên lại đem đến hiệu quả tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà thường xảy ra hiện tượng lạm dụng cỏ máu. Bạn nên sử dụng cỏ máu đều đặn mỗi ngày theo liều lượng nhất định, không nên sử dụng ngắt quãng bởi sẽ không đem lại hiệu quả cao cho cả quá trình sử dụng. sau đây là những lưu ý khi dùng cây cỏ máu:
- Dùng sau bữa sáng: Hãy sử dụng cỏ máu hằng ngày nhưng là sau khi bạn đã ăn bữa sáng. Không nên sử dụng cỏ máu khi chưa ăn bữa sáng bởi sẽ khiến cơ thể khó chịu vì thiếu hụt năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Đun sôi đúng cách: Cỏ máu cũng cần phải được đun nấu đúng cách để đem lại hiệu quả cao. Việc nấu nước cỏ máu quá loãng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng, khiến cỏ máu không phát huy hết tác dụng vốn có của nó.
- Cỏ máu không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh: Một số người còn lầm tưởng cỏ máu có thể sử dụng thay thế hoàn toàn thuốc nên chỉ cần sử dụng cỏ máu thì sẽ không phải uống thuốc để điều trị bệnh hay ăn uống đủ chất để tăng cân. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi nếu bạn mong muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần sử dụng cỏ máu đi kèm với chế độ ăn uống đủ chất và sự rèn luyện thân thể phù hợp thì mới đem lại kết quả tốt được. Không nên phó mặc bệnh tật và sức khỏe của mình hoàn toàn cho cỏ máu.
- Nhầm lẫn với Kê huyết đằng: Một điều cần lưu ý nữa chính là cỏ máu thường bị nhầm lẫn với cây kê huyết đằng. Để tránh nhầm lẫn, bạn nên biết cây kê huyết đằng có thân to hơn cỏ máu nhiều, mùi vị cũng không được ngon và thơm như cỏ máu. Chính vì thế, hãy lựa chọn nơi mua cỏ máu uy tín để tránh các trường hợp hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng. Cần bảo quản cỏ máu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh ảnh hưởng đến dưỡng chất bên trong cây,
Trên đây chính là cách sử dụng cỏ máu phổ biến và đem lại hiệu quả tốt với sức khỏe mọi người và những lưu ý đặc biệt khi sử dụng cỏ máu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách dùng loại cây này để có thể sử dụng phù hợp, đem lại sức khỏe tốt cho bạn và những người xung quanh.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác