Cam thảo là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y, nó khá quen thuộc đối với người Việt chúng ta. Loài cây này được tìm thấy từ rất lâu trước đây, xuất phát từ Trung Quốc và dần được trồng nhiều ở các tỉnh VIệt Nam như: Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hải Hưng và Hà Nội nhằm mục đích đem lại tác dụng tốt và cải thiện sức khỏe. Cam thảo còn được gọi bằng các tên khác như: sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão,... tùy vào mỗi vùng miền khác nhau. Ngoài ra, khoa học còn gọi cam thảo bằng cái tên: Glycyrrhiza uralensis Fisch. Cam thảo ở nước ta được chia làm 2 loại là cam thảo nam và cam thảo bắc, tuy đều là cam thảo nhưng chúng có những đặc điểm nhận dạng riêng biệt nhau và có những công dụng điều trị khác nhau. Chính vì thế mà tùy vào từng mục đích, người sử dụng có thể cân nhắc lựa chọn loại cam thảo phù hợp với mình. Cam thảo thường được thu hoạch rễ và thân để làm thuốc. Thời gian thu hoạch tầm khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Sở dĩ người ta thu hoạch vào giai đoạn này là bởi lúc này cam thảo sẽ mang nhiều hoạt chất có lợi nhất. Cam thảo sau khi thu hoạch sẽ trải qua các giai đoạn sơ chế, làm sạch bụi bẩn thì sẽ cắt thành từng đoạn nhỏ, đem đi phơi khô, sau đó chuyển đến tay người sử dụng.
> Có những loại cam thảo nào - cách phân biệt cam thảo nam và cam thảo bắc
> Giới thiệu phương pháp thực dưỡng OHSAWA
Bởi vì cam thảo có chứa rất nhiều các hoạt chất có lợi như: Glycyrrhizin, Isoliquiritigenin, Neo-liquiritin, Licurazid, Liquiritin, Isoliquiritin, Liquiritigenin,... Chính vì thế mà có thể sử dụng cam thảo với nhiều công dụng khác nhau nhằm củng cố sức khỏe, chẳng hạn như: điều trị các triệu chứng mãn kinh, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư viêm loét, ho, bồi bổ cơ thể, lợi máu, giải độc, bảo vệ tim, làm đẹp da, bảo vệ gan, chữa loét tiêu hóa, giải độc uốn ván, làm mát cơ thể,.... Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo muốn đem lại kết quả tốt, bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng và cách dùng. Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn vài mẹo chữa bệnh dân gian hay bằng cây cam thảo trong dân gian mà bạn nên biết.
1. Trị ho lao, ho lâu ngày không khỏi:
Để điều trị bệnh này, bạn hãy đem cam thảo xay nhuyễn thành bột, số bột đó đem chia thành các phần 4 gram. Mỗi lần sử dụng sẽ dùng 1 phần hòa với nước ấm để sử dụng. Trong 1 ngày, bạn có thể sử dụng từ 3 -4 lần để đem lại tác dụng tốt.
2. Trị ngộ độc, mụn nhọt:
Ở tác dụng này, ta sẽ sử dụng cao mềm cam thảo trong vòng vài ngày. Mỗi ngày sử dụng tầm khoảng 1 -2 thìa cafe là thấy kết quả.
3. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng:
Để điều trị bệnh này, bạn cần phải kiên trì trong khoảng 6 tuần. Uống đều đặn vào mỗi ngày. Trong ngày, chia làm 4 lần để uống, mỗi lần sẽ uống khoảng 15 ml cao lỏng cam thảo.
4. Trị đau lưng, đau chân:
Ở phương pháp này, chúng ta sẽ điều trị bằng cách châm huyệt. Sử dụng dịch cam thảo 300% 4 ml, châm vào huyệt vùng đau. Sử dụng phương pháp này đối với bệnh cấp 1 liệu trình, cách 4 đến 7 ngày 1 sẽ tiến hành 1 lần.
5. Trị bệnh đái nhạt:
Sử dụng bột cam thảo để uống, mỗi ngày uống đều đặn 4 lần.
6. Trị viêm tuyến vú:
Sử dụng 30 gram mỗi loại gồm cam thảo và xích dược. Sử dụng từ 1 đến 3 thang, và mỗi ngày sử dụng chỉ 1 thang để sắc thuốc uống.
7. Trị viêm tắt tĩnh mạch:
Hãy chuẩn bị 50 gram cam thảo tươi đem đi sắc với khoảng 3 bát nước đầy, đun đến khi nước cạn còn tầm 1 bát thì tắt bếp. Chia thuốc đã sắc thành 3 phần để sử dụng trong 1 ngày. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên uống trước bữa ăn khoảng tầm 15- 20 phút.
8. Điều trị khó thở, tâm phế suy kiệt:
Chuẩn bị 12 gram cam thảo, đi kèm với 8 gram nhị sâm, 10 gram đương quy đem đi sấy khô. Sau đó, tán thành bột. Sử dụng bột này mỗi ngày từ 3 – 4 lần, mỗi lần sử dụng là khoảng 4 gram bột.
Trên đây là khái quát sơ qua về cam thảo và những mẹo chữa bệnh từ cam thảo đem lại hiệu quả cao được dân gian truyền lại. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn về loại thảo dược này cũng như cách sử dụng nó đem lại hiệu quả như mong muốn. Từ đó có thể giúp nâng cao hiểu biết của mình về loại thảo dược này, cũng như đem lại sức khỏe tốt, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả cho bản thân, rộng hơn có thể nói đến chính là gia đình và những người xung quanh.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác