Khổ qua hay còn biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền như: ổ qua, mướp đắng,… từ lâu đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Khổ qua rừng gần giống với khổ qua nhà, tuy nhiên về hình dáng thì lại bé hơn một chút, vỏ cũng có màu xanh thẫm hơn. Mặt khác, khổ qua rừng mang lại nhiều dược liệu có lợi hơn khổ qua nhà. Khổ qua góp mặt vào các món ăn, các bài thuốc, và trong những tách trà ông bà uống hằng ngày,… Đây được cho là một loại thực phẩm cũng như dược liệu mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe. Bởi vì trong khổ qua có rất nhiều các hoạt chất có lợi như: vitamin A, B1, B2, C, nước, protein, lipid, khoáng chất như calcium, potassium, mage, sắt, kẽm và lipid, carbohydrat, …. Chính vì thế mà khổ qua ngày càng được tin dùng trong thời đại sức khỏe được quan tâm hằng đầu như hiện nay.
> Bà bầu có dùng được trà khổ qua rừng hay không?
> Top 5 món ngon dân gian được chế biến từ trái khổ qua rừng
Người ta sử dụng khổ qua rừng với nhiều mục đích khác nhau, trong số đó có thể kể đến như: an thần, giúp người sử dụng nhớ lâu hơn, tập trung hơn, làm đẹp da, giảm cân, trị tiểu đường, cải thiện đường huyết, kháng khuẩn, hỗ trợ chống lại u bướu, giảm đau, thanh nhiệt giải độc cơ thể, … Tuy nhiên, không thể vì khổ qua rừng đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe mà bạn lạm dụng nó. Việc sử dụng khổ qua rừng cũng cần có những chú ý đặc biệt khi sử dụng khổ qua rừng mà bạn nên biết để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn đối với người sử dụng.
1. Về đối tượng không nên sử dụng
- Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang mong muốn và có ý định mang thai:
Bởi vì trong khổ qua rừng có vài hoạt chất tác động xấu đến thai nhi cũng như quá trình thụ thai ở người mẹ. Những hoạt chất đó còn được sử dụng để điều chế thuốc điều hòa kinh nguyệt và thuốc tránh thai. Chính vì thế mà trong giai đoạn đầu sử dụng khổ qua có thể gây ra tình trạng ra thai non hoặc tệ hơn là sẩy thai. Không những vậy, việc sử dụng khổ qua rừng thường xuyên có thể khiến tích lũy độc tố có hại nguy hiểm cho thai phụ và khiến tình trạng sinh khó khăn hơn.
- Phụ nữ đang cho con bú:
Bởi vì trong khổ qua có những thành phần độc tính nhẹ, có thể gây hại cho trẻ em và độc tính này có thể truyền qua đường sữa mẹ. Chính vì thế mà không nên sử dụng khổ qua rừng cho phụ nữ đang thời kì cho con bú bởi sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe đối với con.
- Phụ nữ sau sinh:
Đây cũng là nhóm người không nên sử dụng khổ qua rừng bởi thể trạng của người phụ nữ sau sinh khá nhạy cảm và yếu ớt. Trong hạt của khổ qua rừng lại chứa một loại hoạt chất có thể gây hôn mê, đau thắt bụng, nhức đầu,… đối với nhóm người nhạy cảm. Chính vì thế để đảm bảo an toàn thì không nên sử dụng.
- Người bị bệnh gan, thận:
Trong khổ qua rừng có các thành phần làm tăng men gan, gây trở ngại đối với hoạt động của gan và từ đó cũng dẫn đến sự ảnh hưởng thận. Chính vì thế mà không nên sử dụng khổ qua rừng cho nhóm người có bệnh về gan, thận.
- Người có vấn đề về tiêu hóa:
Mặc dù các hoạt chất trong khổ qua rừng có tác dụng làm tăng tiết men tiêu hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh về tiêu hóa thì việc này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá công suất, làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và dễ gây ra các triệu chứng như: tả, lị, kiết, …
- Người bị huyết áp thấp hoặc đường huyết thấp:
Nhóm đối tượng này cũng không nên sử dụng khổ qua rừng bởi khổ qua rừng còn được biết đến với công dụng hạ huyết áp và hạ đường huyết. Chính vì thế mà việc sử dụng khổ qua rừng cho nhóm người này là không nên.
2. Về cách sử dụng:
- Với những người trưởng thành và có sức khỏe tốt, ổn định:
Hãy sử dụng ít hơn 2 trái khổ qua trong bữa ăn của mình, và mỗi tuần chỉ nên ăn dưới 4 lần.
- Không nên sử dụng khổ qua khi bụng còn đang đói, đặc biệt là sử dụng khổ qua sống.
- Nếu sử dụng khổ qua làm nước tắm cho trẻ nhỏ, nước nên được pha loãng.
Trên đây chính là một số lưu ý cần thiết cho bạn khi sử dụng khổ qua rừng để tránh đem lại tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn khi sử dụng loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích này.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác