Shop Thảo Dược - Quà Tặng Từ Thiên Nhiên - Hotline: 0901 94 9898
Hotline: 0901 94 9898
Trang chủ » Tin tức » Bảo Vệ Sức Khỏe » Những dấu hiệu của bệnh trĩ - nguyên nhân - cách chữa trị

Những dấu hiệu của bệnh trĩ - nguyên nhân - cách chữa trị

Bệnh trĩ ngày nay dần trở nên phổ biến và dễ mắc phải đối với nhiều người. Chính vì thế nhu cầu tìm hiểu về bệnh trĩ cũng tăng lên, bài viết sau đây sẽ phần nào làm rõ về bệnh trĩ, từ đó giúp bạn tìm cách tránh mắc phải cũng như đưa ra những phương pháp chữa trị cho bạn.

Đầu tiên, bạn cần biết bệnh trĩ là gì? những dấu hiệu của bệnh trĩ - nguyên nhân - cách chữa trị. Bệnh trĩ là căn bệnh thuộc vùng hậu môn, trực tràng. Đây không phải là bệnh của một vài mạch máu riêng biệt mà là của cả một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, động mạch, tĩnh mạch,… Đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch ở dưới trực tràng và hậu môn trở nên sưng phồng khác với bình thường. Có nhiều nguy cơ dẫn tới việc mắc phải bệnh trĩ, trong đó có thể kể đến như:

> Những loại trà thảo dược đem lại cảm giác tỉnh táo, sảng khoái cho dân văn phòng
> Loại bỏ ngay mùi hôi miệng bằng 6 mẹo đơn giản sau

- Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều.

- Chế độ ăn ít chất xơ.

- Thừa cân và béo phì.

- Lao động nặng như khuân vác, vận động viên,….

- Đứng lâu, ngồi nhiều.

- U vùng tiểu khung.

1. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ được cho là bởi những mạch máu ở phần trực tràng và hậu môn luôn phải chịu áp lực lớn và phải đấu tranh với chúng để có thể đưa máu trở lại tim. Bên cạnh đó các nguyên nhân khác có thể kể đến như:

- Rặn khi đi vệ sinh.

- Ngồi lâu trên bồn vệ sinh.

- Béo phì.

- Mang thai.

- Giao hợp qua đường hậu môn.

- Chế độ ăn ít chất xơ.

2. Những dấu hiệu của bệnh trĩ

- Ngứa ở vùng hậu môn: Có thể nói đây chính là nguy cơ nhận ra bệnh trĩ dễ dàng nhất, tuy dù điều này không chắc chắn rằng bạn sẽ bị bệnh trĩ. Việc ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây ra có thể là bởi vì các chất thải và dịch nhầy bị ứ đọng lại không thể thoát ra ngoài bởi hàng rào hậu môn bị gián đoạn do bệnh trĩ.

- Chảy máu tại hậu môn: Đây là triệu chứng có thể nhận thấy khi đi vệ sinh và có thể xuất hiện trên giấy lau hoặc nhỏ giọt mỗi khi bạn đại tiện. Mặc dù sẽ bị chảy máu trong mỗi lần đi đại tiện, tuy nhiên sẽ không đem lại cảm giác đau. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan về vấn đề này bởi nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và nhiều, thì bạn nên gặp bác sĩ và làm theo chỉ dẫn của họ để có thể tìm ra biện pháp xử lý tối ưu nhất.

- Cảm thấy khó khăn mỗi khi vệ sinh hậu môn: Nếu bị bệnh trĩ, việc vệ sinh vùng hậu môn sẽ trở nên khá khó khăn đối với bạn. Bởi vì bệnh trĩ sẽ khiến các cơ vùng hậu môn dễ bị tổn thương và gây ra cảm giác đau nhức mỗi khi bị chạm vào để vệ sinh.

- Sưng đau hậu môn: Khi bị trĩ, bạn dễ dàng cảm nhận được các cơ vùng hậu môn trở nên căng tức và sưng. Việc này sẽ càng trở nên trầm trọng nếu bạn cố gắng để đi đại tiện hoặc rặn để đẩy chất thải ra ngoài. Chính bởi những điều này mà có thể sẽ khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn bị gây áp lực quá mức.

- Xuất hiện búi trĩ tại vùng hậu môn: Một điều chắc chắn là nếu bạn cảm thấy có sự xuất hiện của một vùng da thừa hoặc một búi nhỏ như thịt thừa ở vùng hậu môn thì đó chính là bạn đã mắc phải bệnh trĩ, và vật bạn thấy chính là búi trĩ. Chính những búi trĩ này sẽ gây cho bạn nhiều trở ngại trong việc làm sạch hậu môn và chính nó cũng sẽ gây ra các triệu chứng viêm, ngứa vùng hậu môn.

Chính bởi vì những bất tiện và đau đớn mà trĩ mang lại, nên càng có nhiều người tìm mọi cách để điều trị bệnh trĩ.

3. Cách chữa trị bệnh trĩ :

- Chữa bằng thuốc: Đây là phương pháp chữa trị cho bệnh trĩ giai đoạn đầu, không thể áp dụng khi bệnh trĩ đã trở nặng. Thường sử dụng phối hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi.

- Chữa bằng can thiệp ngoại khoa: Đây là phương pháp trị nhanh chóng, dứt điểm nhất hiện nay, được thực hiện bằng các bác sĩ tại phòng khám, bệnh viện. Một số phương pháp can thiệp ngoại khoa có thể kể đến như: cắt trĩ bằng sóng cao tầng HCPT, cắt búi trĩ bằng tia lase, cắt búi trĩ bằng phương pháp PPH.

Trên đây chính là một vài nét khái quát về bệnh trĩ qua các mặt như dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức cần thiết để điều trị bệnh. Chúc bạn giữ được sức khỏe tốt hoặc sẽ điều trị khỏi bệnh trĩ để không gây khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác

THẢO DƯỢC SẠCH TỪ THIÊN NHIÊN - NÓI KHÔNG VỚI CHẤT BẢO QUẢN