Ngày nay, khi đời sống người dân ngày càng phát triển, họ chú trọng hơn tới vấn đề sức khỏe và thường tìm về với những liều thuốc Đông y thời xa xưa thì cũng là lúc việc trồng cây dược liệu được chú trọng. Chính bởi nhu cầu ngày càng nhiều, nhưng những loại dược liệu mọc hoang từ thiên nhiên lại không đủ cung ứng, nếu khai thác quá hạn thì có thể dẫn đến tình trạng quý hiếm cho cây. Việc một số loại đất vùng cao nghèo dinh dưỡng, không thể trồng các loại nông sản khác nhưng lại khá phù hợp với yêu cầu của các loại cây dược liệu quý. Chính bởi tận dụng điều đó, mà ngày nay nhiều hộ gia đình đã chuyển sang trồng các loại dược liệu quý. Không chỉ cho năng suất cao mà còn đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần các loại nông sản khác. Việc trồng cây dược liệu được xem là hướng đi góp phần vào tái cơ cấu, khai thác được tối ưu tiềm năng và thế mạnh của một số vùng. Và đây cũng chính là cách góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng sâu vùng xa và vùng biên giới.
Dưới đây chính là những loại dược liệu có giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân mà nếu đưa vào trồng sẽ giúp người dân thu được nguồn lợi lớn và ổn định.
> Hạn mặn Đồng Bằng Sông Cửu Long - Nguy cơ mất an ninh lương thực
> Tư duy hiện đại, máu lửa và hết mình - Đây là cách người trẻ làm nông nghiệp
1. Sâm ngọc linh:
Sâm ngọc linh là một loại dược liệu quý được công nhận ở nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đây là loại sâm mọc ở các tỉnh miền Trung nước ta, được tìm thấy mọc tập trung ở trên núi Ngọc Linh ( Đăk Tô, Kon Tum) hoặc huyện Trà My ( Quảng Nam). Loài cây này mọc dưới các tán rừng. Người ta sử dụng rễ và thâm cây để làm dược liệu, đôi khi họ còn sử dụng cả lá và rễ con của cây. Có một cách tính tuổi cho sâm chính là dựa theo những vết sẹo trên thân rễ. Sâm dao động trong khoảng 7 – 8 tuổi mới được coi là loại dược liệu tốt nhất. Sâm ngọc linh được coi là loài dược liệu quý bởi trong sâm có nhiều hoạt chất cực kì tốt bao gồm: saponin triterpenic, 14 acide béo, 16 acide amin,… Chính bởi vậy mà sâm ngọc linh có thể chữa được nhiều bệnh và có giá thành khá cao. Nếu có thể trồng và chăm sóc tốt sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho người nông dân.
2. Tam thất:
Giống như sâm ngọc linh, tam thất cũng là một loại dược liệu mang nhiều hoạt chất có thể tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe và chữa được nhiều loại bệnh. Tam thất được sử dụng hoa, lá và quả để làm dược liệu. Loài cây này phù hợp với điều kiện vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều bóng râm như: Hà Giang, Cao Bằng,… Mang trong mình nhiều loại hoạt chất như : saponin, ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1, flavonoid, phytosterol, và một số loại muối có lợi. Chính vì thế mà tam thất có tác dụng tốt trong quá trình điều trị huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, đau tim và một số loại bệnh về gan. Chính bởi vì thế mà tam thất cũng được săn lùng khá nhiều và có giá thành khá cao. Nếu muốn trồng tam thất, có một lưu ý nhỏ giúp cho việc tăng nguồn kinh tế là hãy trồng xen kẽ tam thất với các loại dược liệu ngắn ngày.
3. Củ mài:
Đây là loại cây được mọc và trồng khá nhiều ở các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung từ Huế trở ra . Củ mài có thể vừa dùng để ăn vừa làm một loại thảo dược trị bênh. Hoạt chất có lợi trong củ mài có thể kể đến như: saponin, cholin và hàng loạt các axit amin và nguyên tố vi lượng. Người ta thường sử dụng củ mài để điều trị các bệnh về tiêu hóa, hỗ trợ tuần hoàn máu và kiểm soát đường huyết. Củ mài thường được trồng xen kẽ trong các vườn tiêu để tăng năng suất và giá trị kinh tế cho nhà vườn.
4. Chó đẻ răng cưa:
Mặc dù trước đây loài cây này được xem là loài cây dại bởi nó mọc nhiều ở mọi nơi, nhất là các tỉnh đồng bằng ven biển. Tuy nhiên hiện nay, đây lại là loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế khá cao bởi những công dụng của nó sau khi được phát hiện. Người ta có thể dùng cây chó đẻ răng cưa để điều trị một số bệnh như: kháng khuẩn, chống viêm, hạ đường huyết, ngừa sỏi thận, phòng chống ung thư,…
5. Ba kích:
Nhắc tới ba kích, người ta nghĩ ngay tới công dụng bổ thận tráng dương tiêu biểu và một số loại công dụng khác của nó. Ba kích là loài cây ưa đất đỏ bazan và những vùng khí hậu mát, chính vì thế nó mọc nhiều ở vùng đồi núi và trung du phía Bắc nước ta. Rễ của cây ba kích chính là thành phần chính được sử dụng để làm dược liệu. Ngày nay để tránh tình trạng khai thác quá mức những cây ba kích mọc hoang, nhiều hộ đã trồng ba kích tại đất của mình để nâng cao kinh tế gia đình.
Trên đây chính là một số loại dược liệu có giá trị kinh tế cao mà nếu được trồng ở nơi có đất và khí hậu phù hợp sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con nông dân. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc nâng cao kinh tế gia đình
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác