1. Giới thiệu về vỏ quế:
Vỏ quế hay còn gọi là quế chi là cành con hoặc vỏ của cành cây Quế, sấy hoặc phơi khô làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Quế mọc và được trồng nhiều ở nước ta. Cây Quế thuộc họ Long não (Lauraceae). Vị cay ngọt, tính ôn. Qui kinh tâm phế, bàng quang.
> Giới thiệu về thảo dược ma hoàng
> Dây thìa canh hỗ trợ điều trị tiểu đường đơn giản, ít tốn kém - Những lưu ý khi dùng dây thìa canh
Theo sách cổ:
Sách Bản kinh: “vị cay ngọt, khí hơi nhiệt”. Sách Bản thảo tùng tân: “cay, ngọt ôn, khí bạc thăng phù”. Sách Thang dịch bản thảo: “nhập túc thái dương binh”. Sách Bản thảo cầu chân: “nhập cơ biểu hiện tâm can”.
Thành phần chủ yếu: cinnamic aldehyde, ethyl cinnamate
2. Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng phát hãn giải biểu, ôn kinh thông dương. Chủ trị chứng phong hàn biểu hư, phong hàn biểu thực, phong hàn thấp tý, chứng đàm ẩm, chứng phù tiểu tiện không thông lợi, hung tý tâm quí (đau ngực, hồi hộp), rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh, chứng trưng hà.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Bản kinh: “Chủ thượng khí khái nghịch, kết khí hầy tý, lợi quan tiết”. Sách Danh y biệt lục: “tâm thống, huyết phong, hiếp thống, ôn cân thông mạch, chỉ phiên xuất hãn”. Sách Trân châu nang: “khứ thương phong đầu thống, khai tấu lý, giải biểu phác hãn, khứ bì phu phong thấp”. Sách Bản kinh sơ chứng: “năng lợi quan tiết, ôn kinh thông mạch... công dụng của thuốc có: hòa dinh, thông dương, lợi thủy, hạ khí, hành ứ, bổ trung”.
3. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Giảm đau: Vỏ quế có tác dụng lên trung khu cảm giác ở não, nâng cao ngưỡng đau, có khả năng làm giãn mạch trong bệnh đau đầu do co thắt mạch, có thể làm dịu co thắt cơ trơn, làm giảm đau bụng.
Trợ tiêu hóa (kiện vị): Vỏ quế làm tăng tiết nước miếng và dịch vị giúp tiêu hóa.
Cồn quế trên ống nghiệm có tác dụng rõ rệt đối với tụ cầu trùng vàng, trực khuẩn thương hàn. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
Tác dụng chống virus và nấm: Trong ống nghiệm, nước sắc quế chi có tác dụng ức chế mạnh virus cúm và nấm gây bệnh.
Theo: Dược học cổ truyền toàn tập - GS.BS Trần Văn Kỳ (Nhà Xuất Bản Đà Nẵng)
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác