1. Hoa hòe là gì?
Ngày nay, đối với người dân Việt Nam, hoa hòe là một cái tên không còn xa lạ với mọi người. Đây được xem như một loại thảo mộc có thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh. Cây hòe từ xưa đã được xem là một loài cây phong thủy, còn được gọi bằng cái tên là cây lộc. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà hoa hòe cũng mang nhiều cái tên khác nhau, chẳng hạn như: hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa,... Và hoa hòe còn có tên khoa học là Sophora japonica Linn. Đây là một loài cây khá to, có hoa mọc thành từng chùm, quả có dạng giáp dài, hơi cong. Người ta thường dùng hoa và quả của cây hòe để làm dược liệu, hoa hòe thường được dùng để làm trà, quả hòe dùng để làm thuốc với tên gọi hòe giác. Hoa hòe được dùng để làm trà thường là hoa hòe khô, được làm khô sau khi hái hoa tươi về, phơi và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
> Cách trị bệnh trĩ từ hoa hòe - Tổng hợp các bài thuốc trong dân gian về cây hoa hòe
> Bật mí 3 cách pha trà hoa hòe khô đơn giản dễ làm
2. Uống trà hoa hòe có hạ huyết áp không?
Uống trà hoa hòe có thể giúp chữa được nhiều căn bệnh, giúp nâng cao sức khỏe, chính vì thế mà ngày càng nhiều người sử dụng loại hoa này làm trà. Một câu hỏi được quan tâm khá nhiều ở mọi người chính là uống trà hoa hòe có giúp hạ huyết áp không? Câu trả lời là có. Và sau đây, chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này.
Bởi vì trong hoa hòe có chứa hoạt chất Rutin – là một hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon và 1 loại vitamin P có tác dụng làm tăng cường sức chịu đựng của các mao mạch trong cơ thể, làm bền thành mạch. Không chỉ vậy, trong hoa hòe còn có hoạt chất rutin, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Chính bởi vì thế mà việc sử dụng trà hoa hòe cho người bị cao huyết áp có tác dụng hạ huyết áp rất rõ rệt. Việc sử dụng trà hoa hòe sẽ giúp tạo độ bền cho thành mạch, giảm các hiện tượng đứt gãy mạch máu, từ đó giúp cho cơ thể tránh khỏi căn bệnh cao huyết áp, cũng như giúp cơ thể tránh khỏi các bệnh xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.... Thông thường, việc sử dụng trà hoa hòe để làm hạ huyết áp sẽ sử dụng những nụ hòe, việc sử dụng nụ hòe giúp cho trà hòa tan được nhiều dưỡng chất từ hòe hơn, đặc biệt là chất rutin, chính vì thế sẽ đem lại tác dụng tốt hơn cho việc điều trị bệnh cao huyết áp ở bệnh nhân.
3. Những ai không nên dùng loại trà hoa hòe hằng ngày:
Bên cạnh việc điều trị bệnh cao huyết áp, giúp bệnh nhân hạ huyết áp, hoa hòe còn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, xuất huyết, mất ngủ, bệnh trĩ, rong kinh, ... Tuy nhiên, không phải vì có thể chữa được nhiều bệnh mà chúng ta có thể sử dụng hoa hòe một cách tùy tiện. Có những lưu ý đặc biệt khi sử dụng hoa hòe cũng như có những nhóm người không thể sử dụng hoa hòa hằng ngày bởi có thể đem lại các tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Sau đây, hãy điểm qua những nhóm người không nên sử dụng trà hoa hòe thường xuyên:
- Người hay đau bụng, ăn kém, khó tiêu, đại tiện phân lỏng, người bị thiếu máu:
Bởi vì hoa hòe là loại thảo dược có tính hàn, chính vì thế không nên sử dụng cho những người này, bởi nếu sử dụng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị nặng hơn.
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh:
Đây cũng là đối tượng không nên sử dụng trà hoa hòe, bởi lúc này, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện hoàn toàn, chính vì thế mà vào thời gian này, bạn nên để cơ thể trẻ phát triển một cách tự nhiên, không nên sử dụng bất kì thứ gì, kể cả hoa hòe, để tránh ảnh hưởng đến sử phát triển của trẻ sau này.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú:
Đây cũng là đối tượng không nên sử dụng trà hoa hòe, nếu sử dụng phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm, việc sử dụng trà hoa hòe có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Trên đây chính là những lý do để làm rõ vấn đề tại sao hoa hòe có thể điều trị bệnh cao huyết áp, giúp làm hạ huyết áp và những nhóm người không nên sử dụng trà hoa hòe. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đủ những kiến thức cần thiết về loại thảo dược này, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với bản thân, từ đó giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh tật.
Thảo dược từ củ - rễ Thảo dược từ hoa Thảo dược từ thân cây Thảo dược từ quả - hạt Thảo dược từ lá cây Thảo dược khác